New Law on Enterprises 2020 for Companies in Vietnam

Luật Doanh Nghiệp 2020 Mới Áp Dụng Cho Các Công Ty Tại Việt Nam

Venture North Law Firm

The Enterprise Law 2020 was issued just four years after the Enterprise Law 2014 came into effect. So, in just 20 years Vietnam already has four different versions of the Law on Enterprises. This article presents our comments on changes in the Enterprise Law 2020.

Introduction

In June 2020, the National Assembly passed a new Law on Enterprises 2020 (Enterprise Law 2020) to replace the Enterprise Law 2014 from 1 January 2021. The Enterprise Law 2020 was issued just four years after the Enterprise Law 2014 came into effect. So, in just 20 years Vietnam already has four different versions of the Law on Enterprises.  Such frequent changes could cause concerns to investors since they will not know for sure that their rights as a member or shareholder in a company in Vietnam will not be adversely affected by another set of changes in 2025. The fact that many of the changes introduced under Enterprise Law 2020 are just wording changes (but at the same time fail to clarify various unclear issues under the Enterprise Law 2014) also raises questions about the quality of the law-making process in Vietnam.

This post is written by Nguyen Quang Vu. Our comments are based on the version of the Enterprise Law 2020 supplied by Mr. Truong Trong Nghia, a member of the National Assembly and Vietnam Business Lawyers Club (VBLC). Since the official version of the Enterprise Law 2020 has not been released, our comments are subject to change. For easy reference, a compared version between the Enterprise Law 2020, and the Enterprise Law 2014 in Vietnamese can be downloaded Here.

Less protection for companies’ owner and managers

The Enterprise Law 2020 offers less protection to companies’ owners and managers by making it easier for Government authorities to interfere or even suspend the operation of a company. For example,

  • The legal representative, Chairman of the Members’ Council of a limited liability company (LLC), the owner of a single-member LLC, the Chairman of the Board of Directors of a joint stock company (JSC), the representative of an institutional member in an LLC or an institutional shareholder in a JSC could lose his/her position in or rights to manage the company if he/or she has “difficulty in understanding or controlling his/her actions”. The law does not make clear (1) who will have the authority to determine that a company’s manager or owner has difficulty in understanding or controlling his/her actions, and (2) how such determination should be made The law also does not provide that the rights or position of the relevant manager or owner will be restored once he/she recovers from the difficulty in understanding or controlling his/her actions;

  • In addition to the court, any Governmental authority in a legal proceeding that a company is involved can now appoint a legal representative for the company. This means that if a company is involved in a criminal proceeding, the police can appoint a legal representative of such a company.

  • The Business Registration Authority can suspend or revoke an Enterprise Registration Certificate based on “request” by other authorities in accordance with law.

Pre-incorporation contracts

Under the Enterprise Law 2020, the founding members or shareholders of a company who has entered into contracts to incorporate the company to complete procedures to transfer such contracts to the company in accordance with the Civil Code once the company is incorporated. The new changes suggest that a pre-incorporation contract does not automatically bind a company until it is transferred to the company. The Enterprise Law 2020 also requires all founding members or shareholders of a company (instead of only the signatories) to be jointly liable for signed pre-incorporation contracts in case the relevant company is not established.

Less administrative procedures

The Enterprise Law 2010 no longer requires a company to notify the Business Registration Authority of the company's seal sample and the changes to managers of a company under Articles 44 and 12 of the Enterprise Law 2014. However, without a public database of seal samples, it is not clear how the public can know about a company’s seal.

Overlapping provisions with the Securities Law 2019

The Enterprise Law 2020 covers many issues that should have been regulated by the Securities Law 2019. This is unusual because the Securities Law 2019 has just been issued in November 2019 and such issues should have been included in the Securities Law 2019. It appears that the draftsman of the Securities Law 2019 forgot to cover such issues and now play catch-up by adding additional provisions in the Enterprise Law 2020. For example,

  • The Enterprise Law 2020 has more detailed provisions on the issuance of corporate bonds (e.g., a company now must have an audited report to issue bonds). Under the Enterprise Law 2020, an LLC can issue corporate bonds and a JSC can issue corporate bonds and “other securities”. This provision seems to suggest that an LLC cannot issue any securities other than bonds. The Enterprise Law 2020 also provides detailed procedures for issuance of bonds by a private JSC and an LLC via private placement. Many terms relating bond issuance process (e.g., strategic investor or professional securities investors) are not defined. Presumably, such terms will have the meaning as defined in the Securities Law 2019; and

  • The Enterprise Law 2020 provides for the basis for a JSC to issue depository receipts (chứng chỉ lưu ký) which should be regulated by the securities regulations instead.

More time for making a capital contribution in kind

The Enterprise Law 2014 requires the founding members or shareholders of a company to contribute the initial charter capital of the company within 90 days from the date of incorporation without any exception. The Enterprise Law 2020 now allows the 90-day period to be extended for the time required for transportation, import, and completing legal procedures to transfer title to the company. During this period, the founding members/shareholders who make the initial capital contribution in kind are still entitled to the members/shareholder rights attached to the capital contribution. While this approach addresses one practical issue (i.e., making capital contribution in kind takes time), it raises several other issues:

  • It is not clear if the extended period only applies to the members/shareholders who make capital contributions in kind or also to members/shareholders who make a capital contribution in cash. If the extended period only applies to the members/shareholders who make a capital contribution in kind then the law seems to be unfair to those who make a capital contribution in cash.

  • The Enterprise Law 2020 does not put any limit on the time required for transportation, import or fulfilling legal procedures. Therefore, a member/shareholder who makes a capital contribution in kind may intentionally delay the contribution by not completing these steps promptly.

Meeting minutes

Under the Enterprise Law 2020, if the Chairman or secretary of a meeting of the Members’ Council, the shareholders meeting, or the Board of Directors refuse to sign on a meeting minute then other attending members or directors could sign on the minutes of meeting instead. This change could make it easier for the company to remove an uncooperative Chairman.

Members’ Council of a multiple-member LLC

To address the Confusion about who is the member of a Members’ Council in a multiple LLC under the Enterprise Law 2014, the Enterprise Law 2020 provides that  Members’ Council of a LLC includes (1) individual members of the LLC, and (2) the authorised representatives of institutional members of the LLC. However, in our view, this position is not a logical position and could give raise to several issues as follows:

  • In essence, for a multiple LLC, the Enterprise Law 2020 now creates two positions: (1) members of the LLC; and (2) members of the Members’ Council of the LLC. But in many places, the Enterprise Law 2020 does not distinguish between the two positions. For example, the quorum of a meeting of the Members’ Council requires a number of members owning at least 65% of the charter capital of the LLC to be present. However, in the case of the institutional members of an LLC, the members of the Members’ Council, who are authorised representatives of the institutional members of the LLC, do not directly own charter capital of the LLC. Therefore, technically, the present of the authorised representatives of the institutional members of the LLC do not satisfy the quorum requirement;

  • The Enterprise Law 2020 does not make clear that actions of the authorised representatives of institutional members of the LLC in the capacity of members of the Members’ Council are binding on the institutional members; and

  • The Enterprise Law 2020 only provides for the rights of members of the Members’ Council but not the rights of the members of the LLC. And many rights of the members of the Members’ Council should be the rights of the members of the LLC such as rights to subscribe for new capital increase or to receive dividends paid by the LLC.

Related party transactions

  • Under the Enterprise Law 2014, a related party transaction between a LLC or a JSC and its related persons, which is not properly authorised, will be invalid if such transaction causes damages to the company. The Enterprise Law 2020 now invalidates any related party transaction which is not authorised in accordance with the procedures under the Enterprise Law 2020 (i.e., there is no damages requirement). The Enterprise Law 2020 essentially returns to the position provided in the Enterprise Law 2005. It is not clear what causes the changes.

  • When a related party transaction is submitted for approval, the Enterprise Law 2020 excludes the votes of the member, shareholder, or Board directors “related to the parties to” the transaction. The law should have referred to “counterparties” of the company to the transaction instead of parties to the transaction since the company is obviously a party to the transaction.

  • Under the Enterprise Law 2020, a loan contract or a sale of assets with a value of more than 10% total assets of the JSC between the JSC and a majority shareholder owning 51% or more of the company or its related person must be approved by the Shareholders Meeting of the JSC.

  • The inspection committee of a JSC now has express rights to review related party transactions entered into by the company and to recommend related party transactions which should be approved by the Board or the Shareholders Meeting.

No inspector for non-SOE single-member LLC

The Enterprise Law 2020 no longer requires a single-member LLC who is not a State-owned enterprise to have an inspector. This is a welcome change since the role of an inspector in a non-SOE single member LLC is not important.

State-owned enterprises

Under the Enterprise Law 2020, a State-owned enterprise is a company of which the State owns more than 50% of the charter capital or the voting interest. Again, the Enterprise Law 2020 returns to the definition of State-owned enterprises provided in the Enterprise Law 2005. Perhaps, the Government now realises that the definition of SOEs under the Enterprise Law 2014 does Not actually work with other law regulating SOEs.

Limited flexibility for preference shares in a JSC

In addition to voting preference share, redeemable preference shares, and dividend preference shares, three earlier versions of Enterprises Law always allow a JSC to issue “other types of preference shares” as provided in the charter. This gives a JSC the flexibility to issue preference shares to an investor with the terms agreed by the parties. The Enterprise Law 2020 now seems to remove such flexibility by requiring the issuance of “other types of preference shares” to be in accordance with securities regulations. But the securities regulations do not have any provision on the issuance of preference shares.

Rights of 5% and 10% shareholders

The Enterprise Law 2020 allows a shareholder or a group of shareholders holding 5% voting rights or more to have certain information rights and to have the right to convene the shareholders meeting to review actions of the Board or other managers of the Company. The Enterprise Law 2020 allows a shareholder or a group of shareholders holding 10% voting rights or more to have the right to nominate candidates for the Board or the Inspection Committee.

Also, the Enterprise Law 2020 removes the requirement that a 10% shareholder must hold the shares for six months or more to exercise its nomination rights. This is a positive change since it allows the new owner of a JSC to take control of the company as soon as it achieves the required shareholding instead of having to wait for six months.

Confidentiality obligations for shareholders

A shareholder in a JSC now has an express obligation to keep information provided by the company confidential and can use such information to implement and protect its rights and interests. A shareholder must not provide such information to a third party. It is not clear if this restriction could prevent a shareholder in a company from providing company’s information to a prospective buyer of its shares in the company.

Offering of shares

The Enterprise Law 2020 revises the definition of “offering” from “the increase of the number of authorised shares and sell such shares to increase the charter capital” to “the increase the number and classes of shares to increase the charter capital”. Unfortunately, the revised definition is as confusing as the original definition. Under the revised definition, the mere act of approving an increase of authorised capital could be considered as an offering of shares.

The Enterprise Law 2020 now clarification a right issuance of shares to existing shareholders will have to comply with procedures for a private offering or shares (in case of private JSCs) or for a public offering of shares (in case of public JSCs). However, this clarification will require a JSC to complete more procedures to raise capital even from its own shareholders.

Transfer of shares

The Enterprise Law 2020 now requires a JSC to update its shareholder register to record a share transfer within 24 hours after a request by the relevant parties. This new requirement is a welcome change since it offers better “exit” rights to a shareholder.

Voting thresholds

The Enterprise Law 2020 lowers the simple majority voting threshold from 51% to 50% which is a logical thing to do. The Enterprise Law 2020 also allows the charter of a JSC to adjust either upwards or downwards the value threshold of major transactions (e.g., loans or sale of assets) which require shareholder approval. Under the Enterprise Law 2014, the charter of a JSC can only adjust downwards the value threshold of major transactions (i.e., 35% or less of the total assets of the company).

For the first time, the Enterprise Law 2020 allows preference shareholders to have the right to vote on proposed changes to the rights or obligations of preference shareholders. In particular, “adverse” changes to the rights or obligations of preference shareholders must be approved by a number of preference shareholders holding at least 75% of such shares. However, the issue is who and how to determine a change is an “adverse” change to the preference shareholder.

Independent director and General Director

An independent director of the Board of a JSC can only be appointed for up to two consecutive terms only. A General Director of a public JSC must not be a family-related person with a manager or inspector of (1) the public JSC, or (2) the parent company of the public JSC, or (3) authorised representatives of the parent company in the public JSC.

Director duties

Under the Enterprise Law 2020, a 1% shareholder of a JSC could now require a director who breaches his/her duties to compendate the JSC or the shareholder itself. This issue is not clear under The Enterprise Law 2014.

Restructuring

The Enterprise Law 2020 simplifies the definition of “company split” (chia công ty), “company spin-off” (tách công ty) by removing the methods of splitting or dividing a company.

The Enterprise Law 2020 makes clear that new companies established by way of company split, company spin-off, company merger, or company consolidation will automatically inherit rights, obligations, and legitimate interests allocated to them under the relevant restructuring plan.

Giới thiệu

Vào tháng 6 năm 2020, Quốc Hội đã thông qua Luật Doanh Nghiệp 2020 mới (Luật Doanh Nghiệp 2020) để thay thế Luật Doanh Nghiệp 2014 kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Luật Doanh Nghiệp 2020 được ban hành chỉ sau bốn năm kể từ ngày Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực. Do vậy, chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã có 4 phiên bản khác nhau của Luật Doanh Nghiệp. Các thay đổi thường xuyên đó có thể gây ra nhiều thắc mắc cho nhà đầu tư bởi họ sẽ không biết chắc rằng các quyền của họ với tư cách là một thành viên hoặc một cổ đông trong một công ty tại Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một chuỗi các thay đổi nào khác vào năm 2025. Trên thực tế, rất nhiều thay đổi được đưa ra trong Luật Doanh Nghiệp 2020 chỉ là các thay đổi về mặt câu chữ (nhưng lại không giải quyếtnhiều vấn đề không rõ ràng của Luật Doanh Nghiệp 2014) cũng gây ra những hoài nghi về chất lượng của quy trình lập pháp tại Việt Nam.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Quang Vũ. Các bình luận của chúng tôi được dựa trên phiên bản Luật Doanh Nghiệp 2020 được cung cấp bởi Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc Hội và thành viên Hội Luật Sư Thương Mại Việt Nam (VBLC). Do phiên bản chính thức của Luật Doanh Nghiệp 2020 chưa được ban hành, các bình luận của chúng tôi có thể bị thay đổi. Để tiện tham chiếu, một bản so sánh giữa Luật Doanh Nghiệp 2020 và Luật Doanh Nghiệp 2014 bằng tiếng Việt có thể được tải về tại Đây.

Bảo vệ ít hơn cho chủ sở hữu và người quản lý công ty

Luật Doanh Nghiệp 2020 đưa ra ít sự bảo vệ hơn cho các chủ sở hữu và người quản lý của công ty bằng việc quy định cho phép các cơ quan Chính Phủ can thiệp hoặc thậm chí đình chỉ hoạt động của một công ty một cách dễ dàng hơn. Ví dụ,

·         Người đại diện theo pháp luật, Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên của một công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của một công ty cổ phần (CTCP), người đại diện của một thành viên là tổ chức trong một CTTNHH hoặc một cổ đông là tổ chức trong một CTCP có thể mất vị trí hoặc các quyền quản lý công ty của mình nếu họ có “khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi”. Luật không làm rõ (1) ai sẽ có thẩm quyền xác định một người quản lý hoặc chủ sở hữu của công ty có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, và (2) việc xác định đó sẽ được thực hiện như thế nào. Đồng thời, luật cũng không quy định các quyền và vị trí của người quản lý hoặc chủ sở hữu có liên quan sẽ được khôi phục một khi người đó không còn ở tình trạng khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi;

·         Bên cạnh tòa án, bất kỳ cơ quan Chính Phủ nào trong một thủ tục tố tụng pháp lý mà công ty có liên quan đều có thể chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty. Điều này có nghĩa là nếu một công ty phải tham gia vào một thủ tục tố tụng hình sự, cơ quan công an có thể chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty đó.

·         Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh có thể đình chỉ hoặc thu hồi một Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp dựa trên “đề nghị” của các cơ quan có thẩm quyền khác theo pháp luật.

Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của một công ty đã giao kết hợp đồng để thành lập công ty sau khi đã hoàn thành thủ tục phải thực hiện việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ hợp đồng cho công ty theo Bộ Luật Dân Sự ngay khi công ty được thành lập. Các thay đổi mới chỉ ra rằng một hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp không mặc nhiên ràng buộc một công ty cho đến khi nó được chuyển giao cho công ty. Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng yêu cầu tất cả các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của một công ty (thay vì chỉ những người ký hợp đồng) phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp đã ký trong trường hợp công ty không được thành lập.

Giảm bớt thủ tục hành chính

Luật Doanh Nghiệp 2020 không còn yêu cầu một công ty phải thông báo Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh về mẫu con dấu của công ty và các thay đổi đối với người quản lý của công ty theo Điều 44 và 12 của Luật Doanh Nghiệp 2014. Tuy nhiên, không rõ bằng cách nào công chúng có thể biết được con dấu của công ty nếu không có cơ sở dữ liệu công khai về mẫu con dấu.

Các quy định chồng chéo với Luật Chứng Khoán 2019

Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định rất nhiều vấn đề đáng lý ra nên được điều chỉnh bởi Luật Chứng Khoán 2019. Điều này là bất thường bởi Luật Chứng Khoán 2019 chỉ mới được ban hành vào tháng 11 năm 2019 và các vấn đề đó đáng lý ra đã phải được quy định trong Luật Chứng Khoán 2019. Có vẻ như người soạn thảo Luật Chứng Khoán 2019 đã quên quy định về các vấn đề đó và nay cố gắng khắc phục việc đó bằng cách đưa thêm vào Luật Doanh Nghiệp 2020 các quy định bổ sung. Ví dụ,

·         Luật Doanh Nghiệp 2020 có nhiều các quy định chi tiết hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (ví dụ, một công ty bây giờ cần phải có báo cáo đã được kiểm toán để phát hành trái phiếu). Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một CTTNHH có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp và một CTCP có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp và “các loại chứng khoán khác”. Quy định này có vẻ như chỉ ra rằng một CTTNHH không thể phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào khác ngoài trái phiếu. Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng quy định thủ tục chi tiết để phát hành trái phiếu bởi một CTCP không phải là công ty đại chúng và một CTTNHH thông qua hình thức phát hành riêng lẻ. Rất nhiều thuật ngữ liên quan đến quy trình phát hành trái phiếu (ví dụ: nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) đều không được định nghĩa. Có vẻ các thuật ngữ đó sẽ có nghĩa như được định nghĩa tại Luật Chứng Khoán 2019; và

·         Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định cơ sở để một CTCP phát hành chứng chỉ lưu ký, điều mà thay vào đó nên được điều chỉnh bởi các quy định về chứng khoán.

Kéo dài thời hạn góp vốn bằng tài sản

Luật Doanh Nghiệp 2014 yêu cầu các thành viên hoặc cổ đông sáng lập của một công ty phải góp vào vốn điều lệ lần đầu trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty mà không có ngoại lệ. Luật Doanh Nghiệp 2020 nay đã cho phép thời hạn 90 ngày được kéo dài tương ứng với thời gian vận chuyển, nhập khẩu, thực tiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, các thành viên/cổ đông sáng lập góp vốn lần đầu bằng tài sản vẫn có các quyền của thành viên/cổ đông gắn liền với phần vốn góp. Trong khi cách tiếp cận này giải quyết một vấn đề thực tiễn (đó là: việc góp vốn bằng tài sản đòi hỏi thời gian), quy định này gây ra một vài vấn đề khác:

·         Không rõ liệu thời hạn kéo dài đó chỉ áp dụng cho các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tài sản hay áp dụng cho cả các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tiền mặt. Nếu thời hạn kéo dài đó chỉ áp dụng cho các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tài sản thì pháp luật có vẻ như không công bằng đối với các thành viên/cổ đông góp vốn bằng tiền mặt.

·         Luật Doanh Nghiệp 2020 không áp đặt bất kỳ hạn chế nào lên thời hạn cần thiết để vận chuyển, nhập khẩu, thực tiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Do đó, một thành viên/cổ đông góp vốn bằng tài sản có thể cố ý trì hoãn việc góp vốn bằng cách không thực hiện các bước này một cách kịp thời.

Biên bản họp

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, nếu Chủ Tịch hoặc thư ký cuộc họp của Hội Đồng Thành Viên, cổ đông, hoặc Hội Đồng Quản Trị từ chối ký tên vào một biên bản họp thì thay vào đó các thành viên hoặc thành viên Hội Đồng Quản Trị tham dự khác có thể ký vào biên bản họp. Thay đổi này có thể giúp cho công ty dễ dàng hơn trong việc bãi miễn một Chủ Tịch cuộc họp bất hợp tác.

Hội Đồng Thành Viên của một CTTNHH nhiều thành viên

Để giải quyết những Nhầm Lẫn về việc ai là thành viên của Hội Đồng Thành Viên trong một CTTNHH nhiều thành viên theo Luật Doanh Nghiệp 2014, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định rằng Hội Đồng Thành Viên của một CTTNHH bao gồm (1) các thành viên công ty là cá nhân, và (2) người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức.  Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, đây không phải là một quy định hợp lý và có thể phát sinh một số vấn đề như đề như sau:

·         Về bản chất, đối với một CTTNHH nhiều thành viên, Luật Doanh Nghiệp 2020 hiện tạo ra hai vị trí: (1) thành viên của CTTNHH; và (2) thành viên của Hội Đồng Thành Viên CTNHNN. Nhưng trong rất nhiều điểm, Luật Doanh Nghiệp 2020 không phân biệt giữa hai vị trí này. Ví dụ, việc tổ chức cuộc họp Hội Đồng Thành Viên đòi hỏi một số lượng thành viên sở hữu ít nhất 65% số vốn điều lệ của CTTNHH phải có mặt. Tuy nhiên, đối với trường hợp các thành viên là tổ chức của một CTTNHH, các thành viên của Hội Đồng Thành Viên là người đại diện theo ủy quyền của các thành viên là tổ chức trong CTTNHH không trực tiếp sở hữu vốn điều lệ của CTTNHH. Do đó, về mặt câu chữ, sự có mặt của những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức của một CTTNHH không thỏa mãn yêu cầu về tỷ lệ dự họp;

·         Luật Doanh Nghiệp 2020 không làm rõ liệu các hành động do những người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức trong một CTTNHH thực hiện với tư cách thành viên Hội Đồng Thành Viên có ràng buộc các thành viên là tổ chức đó hay không; và

·         Luật Doanh Nghiệp 2020 chỉ quy định các quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên mà không quy định các quyền của thành viên CTTNHH. Và rất nhiều quyền của thành viên Hội Đồng Thành Viên nên là các quyền của thành viên CTTNHH ví dụ như quyền được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ hoặc quyền được chia lợi nhuận bởi CTTNHH.

Giao dịch với bên liên quan

·         Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, một giao dịch với bên liên quan giữa CTTNHH hoặc CTCP với những người có liên quan của công ty đó mà không được chấp thuận hợp lệ sẽ bị vô hiệu nếu giao dịch đó gây ra thiệt hại tới công ty. Luật Doanh Nghiệp 2020 hiện vô hiệu hóa mọi giao dịch với bên có liên quan mà không được chấp thuận theo thủ tục quy định trong Luật Doanh Nghiệp 2020 (cụ thẻ là không còn yêu cầu phải gây ra thiệt hại). Luật Doanh Nghiệp 2020 về cơ bản đã quay trở lại việc quy định giống với Luật Doanh Nghiệp 2005. Không rõ điều gì đã tạo nên thay đổi này.

·         Khi một giao dịch với bên liên quan được trình để chấp thuận, Luật Doanh Nghiệp 2020 loại trừ các phiếu biểu quyết của thành viên, cổ đông hoặc thành viên Hội Đồng Quản Trị “có liên quan tới các bên” trong giao dịch. Luật Doanh Nghiệp 2020 đáng lý ra phải dẫn chiếu đến “các đối tác” của công ty trong giao dịch thay vì các bên trong giao dịch vì hiển nhiên công ty là một bên trong giao dịch.

·         Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một hợp đồng vay hoặc bán tài sản với giá trị lớn hơn 10% tổng giá trị tài sản của CTCP giữa CTCP và một cổ đông đa số sở hữu từ 51% trở lên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc người có liên quan của cổ đông đó phải được chấp thuận bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông của CTCP.

·         Ban kiểm soát của CTCP hiện đã có quyền giám sát/đánh giá các giao dịch của công ty với bên có liên quan và kiến nghị về các giao dịch với bên có liên quan cần được chấp thuận bởi HĐQT hoặc Đại Hội Đồng Cổ Đông.

Không yêu cầu kiểm soát viên trong cơ cấu tổ chức của CTTNHH một thành viên không phải là doanh nghiệp nhà nước

Luật Doanh Nghiệp 2020 không còn yêu cầu một CTTNHH một thành viên không phải là doanh nghiệp nhà nước phải có kiểm soát viên. Đây là một thay đổi tích cực bởi vai trò của kiểm soát viên trong một CTTNHH một thành viên không phải là doanh nghiệp nhà nước là không quan trọng.

Doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, một doanh nghiệp nhà nước là một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Một lần nữa, Luật Doanh Nghiệp 2020 lại quay lại định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước của Luật Doanh Nghiêp 2005. Có lẽ, Chính Phủ hiện đã nhận ra rằng định nghĩa doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh Nghiệp 2014 Không thực sự phù hợp với các luật khác điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước.

Tính linh hoạt trong việc phát hành cổ phần ưu đãi của CTCP bị hạn chế

Bên cạnh cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức, ba phiên bản trước của Luật Doanh Nghiệp luôn cho phép CTCP phát hành “các loại cổ phần ưu đãi khác” như được quy định trong điều lệ. Điều này tạo cho CTCP một sự linh hoạt trong việc phát hành cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư với những điều khoản được thỏa thuận giữa các bên. Luật Doanh Nghiệp 2020 hiện có vẻ như đã lược bỏ đi sự linh hoạt đó bằng yêu cầu việc phát hành “các loại cổ phần ưu đãi khác” phải tuân theo quy định về chứng khoán. Tuy nhiên, các quy định về chứng khoán không có bất kỳ điều khoản nào về việc phát hành cổ phần ưu đãi.

Quyền của các cổ đông nắm giữ 5% và 10% cổ phần

Luật Doanh Nghiệp 2020 cho phép cổ đông hoặc nhóm các cổ đông nắm giữ từ 5% quyền biểu quyết trở lên có các quyền nhất định về thông tin và có quyền triệu tập cuộc họp cổ đông để đánh giá các hành động của HĐQT hoặc những người quản lý khác của công ty. Luật Doanh Nghiệp 2020 cho phép cổ đông hoặc nhóm các cổ đông nắm giữ từ 10% quyền biểu quyết có quyền đề cử người vào HĐQT, Ban Kiểm Soát.

Đồng thời, Luật Doanh Nghiệp 2020 lược bỏ yêu cầu cổ đông nắm giữ 10% phải nắm giữ cổ phần từ sáu tháng trở lên để có quyền đề cử người. Đây là một thay đổi tích cực bởi nó cho phép chủ sở hữu mới của một CTCP có quyền kiểm soát công ty ngay khi họ có được số cổ phần cần thiết thay vì phải đợi thêm sáu tháng.

Nghĩa vụ bảo mật của cổ đông

Một cổ đông trong một CTCP hiện có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin do công ty cung cấp và có thể sử dụng các thông tin đó để thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích của họ. Một cổ đông không được cung cấp thông tin đó cho bên thứ ba. Không rõ liệu hạn chế này có ngăn cản cổ đông trong công ty cung cấp thông tin của công ty cho bên mua tiềm năng đối với số cổ phần của họ trong công ty.

Chào bán cổ phần

Luật Doanh Nghiệp 2020 sửa đổi định nghĩa “chào bán” từ “việc tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ” thành “việc công ty tăng thêm số lượng và loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ”. Đáng tiếc là định nghĩa sửa đổi vẫn gây ra sự nhầm lẫn như định nghĩa ban đầu. Theo định nghĩa sửa đổi, hành động đơn thuần là chấp thuận tăng cổ phần được quyền chào bán cũng có thể được coi là chào bán cổ phần.

Chào bán cổ phần riêng lẻ

Luật Doanh Nghiệp 2020 đã loại bỏ yêu cầu thông báo về việc chào bán riêng lẻ của CTCP cho Cơ Quan Đăng Ký Kinh Doanh. Điều này có nghĩa là CTCP không cần phải thực hiện thủ tục này nữa và thời gian để thực hiện chào bán riêng lẻ sẽ ngắn hơn.

Luật Doanh Nghiệp 2020 làm rõ việc các cổ đông hiện hữu của CTCP sẽ có quyền ưu tiên mua trước đối với các cổ phần được phát hành thông qua chào bán riêng lẻ, trừ trường hợp sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp. Trong các phiên bản trước của Luật Doanh Nghiệp, vấn đề này Không Rõ Ràng. Điều này ngầm định rằng việc từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần mới của cổ đông hiện hữu phải được đưa ra vào thời điểm CTCP thực hiện chào bán riêng lẻ.

Ngoài ra, sau đó, Đại Hội Đồng Cổ Đông của CTCP sẽ cần thông qua nghị quyết trong trường hợp CTCP muốn phát hành cổ phần cho nhà đầu tư của mình với các điều khoản chào bán thuận lợi hơn so với các cổ đông hiện hữu.

Chuyển nhượng cổ phần

Luật Doanh Nghiệp 2020 hiện yêu cầu CTCP phải cập nhật sổ đăng ký cổ đông của mình để ghi nhận việc chuyển nhượng cổ phần trong vòng 24 giờ sau khi có đề nghị từ các bên liên quan. Yêu cầu mới này là một thay đổi tích cực bởi nó đưa ra một quyền “giải thoát” tốt hơn cho cổ đông.

Ngưỡng biểu quyết

Luật Doanh Nghiệp 2020 giảm ngưỡng biểu quyết đa số tương đối từ 51% xuống 50% và điều này là hợp lý. Luật Doanh Nghiệp 2020 cũng cho phép điều lệ của CTCP được quyền điều chỉnh tăng hoặc giảm ngưỡng giá trị của các giao dịch quan trọng (ví dụ: giao dịch vay hoặc bán tài sản) đòi hỏi phải có chấp thuận của cổ đông. Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, điều lệ CTCP chỉ có thể điều chỉnh giảm ngưỡng giá trị của giao dịch quan trọng (35% hoặc một giá trị nhỏ hơn tổng giá trị tài sản của công ty).

Lần đầu tiên, Luật Doanh Nghiệp 2020 cho phép cổ đông ưu đãi có quyền biểu quyết đối với các thay đổi ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi. Cụ thể, các thay đổi “bất lợi” đến quyền hoặc nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi phải được chấp thuận bởi số cổ đông ưu đãi nắm giữ ít nhất 75% số cổ phần ưu đãi đó. Tuy nhiên, vấn đề là ai và bằng cách nào có thể quyết định được một thay đổi là thay đổi “bất lợi” đến cổ đông ưu đãi.

Thành viên HĐQT độc lập và Tổng Giám Đốc

Một thành viên độc lập của HĐQT trong CTCP chỉ có thể được bổ nhiệm nhiều nhất hai nhiệm kỳ liên tục. Tổng Giám Đốc của một CTCP đại chúng không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý hoặc kiểm soát viên của (1) CTCP đại chúng, hoặc (2) công ty mẹ của CTCP đại chúng, hoặc (3) đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ trong CTCP đại chúng.

Trách nhiệm của thành viên HĐQT

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, cổ đông nắm giữ 1% cổ phần trong CTCP có quyền khởi kiện thành viên HĐQT vi phạm trách nhiệm của người quản lý để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc cho chính cổ đông. Vấn đề này không được quy định rõ ràng trong Luật Doanh Nghiệp 2014.

Tái cấu trúc

Luật Doanh Nghiệp 2020 đơn giản hóa định nghĩa “chia công ty”, “tách công ty” bằng cách lược bỏ các cách thức chia hoặc tách công ty.

Luật Doanh Nghiệp 2020 làm rõ rằng các công ty mới thành lập thông qua chia, tách, sáp nhập, hoặc hợp nhất công ty sẽ mặc nhiên kế thừa các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia cho các công ty đó theo kế hoạch tái cấu trúc có liên quan.

Please Login or Register for Free now to view all updates and articles

In addition to free-to-view updates and articles, you can also subscribe to the full Legal Centrix Vietnam Service including access to:

  • Overview notes on the law
  • Thousands of high quality translations of legislation covering all key business areas
  • Legal and tax updates
  • Articles on important legal and tax issues
  • Weekly email alerts
  • Sophisticated web platform and search

Legal Centrix is trusted by top law and accounting firms.

Venture North Law Firm

Venture North Law Limited (VNLaw) is a Vietnamese law firm established by Nguyen Quang Vu, a business lawyer with more than 17 years of experience. VNLaw is a boutique professional law firm focusing on corporate, commercial and M&A practices in Vietnam. Our goal is to be an efficient, innovative and client-friendly firm. To achieve that goal, we are designing a working environment and a compensation system which encourage our lawyers to provide more efficient services to clients and to focus on the long term benefit of the firm.

Click here to view the author's profile

Author

Related Content

Tags

  • Vietnam
  • Mergers & Acquisitions
  • General
  • Corporate Governance

Recent updates

Cookies On
Our Website
We use cookies on our website. To learn more about cookies, how we use them on our site and how to change your cookie settings please click here to view our cookie policy. By continuing to use this site without changing your settings you consent to our use of cookies in accordance with our cookie policy.