Venture North Law Firm

The new rules on public offering of securities in Vietnam under the Securities Law 2019 and Decree 155/2020 contain several changes to the previous rules under the Securities Law 2006 and Decree 58/2012. Here are some notable new changes.

The new rules on public offering of securities in Vietnam under the Securities Law 2019 and Decree 155/2020 contain several changes to the previous rules under the Securities Law 2006 and Decree 58/2012. Here are some notable new changes.

This post is written by Nguyen Khanh Linh and Nguyen Quang Vu.

1.         Forms of public offering of securities

According to Decree 155/2020, “the initial public offering of shares to establish an enterprise in an infrastructure or high-tech sector, or establish a shareholding credit institution, and “public offer of capital contribution contracts for investment”, are no longer considered as a separate form of public offerings. The forms of public offering under Securities Law 2019 now only consist of:

(a)        public offering for raising additional capital to the issuing organization;

(b)        public offering to become a public company by changing ownership structure without increasing the charter capital of the issuing organization; and

(c)        A combination of the forms described at (a) and (b).

2.         Requirements for initial public offering of shares

IPO and FPO

Under the Securities Law 2006, the rules on public offering of shares apply to all public offering in general. However, the Securities Law 2019 has divided public offerings into Initial public offering (IPO) of a joint stock company; and follow-on public offering (FPO) of a public company. Each type of public offering is subject to separate requirements.

IPO Requirements

An IPO is subject to the following requirements, among others:

(a)        the contributed charter capital of the issuer must be at least 30 billion VND on the offering date;

(b)        the issuer has profit over the last 02 years and has no accumulated loss as at the offering date;

(c)        at least 15% of the voting shares of the issuer must be sold to at least 100 investors, who are not major shareholders. If the charter capital of the issuer is more than VND 1,000 billion, then the free float ratio is reduced to 10%;

(d)        major shareholders of the issuer must undertake to hold at least 20% of issuer’s charter capital for at least one year from the IPO date; and

(e)        the issuer is not under criminal investigation or has been convicted with the crime in economic management.

Previously, under Securities Law 2006, the issuer only requires 10 billion VND of the contributed charter capital and the profit of the previous one year.

IPO by limited liabilities companies (LLCs)

Previously, under Decree 58/2012, only state-owned LLCs can convert into joint stock companies by way of IPO. Under Decree 155/2020, all LLCs (or members of a LLC) can make IPO for the purpose of conversion into a joint stock company.

Other issues

Under Decree 155/2020,

·       an issuance plan of a public offering approved by the shareholders meeting could authorize the Board to determine the offering price; and

·       if the public offering involves both new shares issued by the issuer and secondary shares of the issuer’s shareholders, the issuance plan must include principle regarding the priority of allocation of new shares and secondary shares.

3.         Requirements on follow-on public offering

FPO requirements

Under the Securities Law 2019 and Decree 155/2020, a follow-on public offering is subject to the following requirements, among other things:

(a)        complying with the requirement on paid up charter capital as noted at 2(a);

(b)        the issuer’s business is profitable during the last year before the year of the FPO and has no accumulated loss;

(c)        the aggregate par value of new shares to be issued will not exceed the existing charter capital unless there is a firm underwriting commitment by an underwriter; and

(d)        if the capital is raised to fund an investment project, the issuer must successfully raise at least 70% of the proposed amount of capital.

Issuing price under par value

If the trading price of the shares of the issuer is lower than par value then the issuer may conduct a FPO at a price lower than par value of the shares (i.e., VND 10,000). The trading price of the share is calculated based on the average reference price of the 60 days period before the record date of the shareholder list which is used for the shareholders meeting to approve the relevant FPO plan. The issuer also must have sufficient accumulated share premium as recorded in the latest audited annual financial statement to cover the deficit in share premium caused by the FPO at a price lower than par value of the shares.

4.         Other issues relating public offering of shares

Offering and listing

Under the Securities Law 2019 and Decree 155/2020, when an issuer submits the application for public offering of shares to the State Securities Commission (SSC), it must also submit the listing application to the relevant exchange. Under Decree 58/2012, an issuer has 12 months after a public offering of shares to list the issued shares.

Restriction on publicity

Decree 155/2020 prohibits an issuer, shareholder of an issuer, related persons or insiders of an issuer, related persons of an insider of an issuer to make public statement or assurance to investors in the future prices of the shares in any manner. 

Cancellation of the public offering

The Securities Law 2019 provides three new circumstances where a public offering of shares can be cancelled:

(a)        the issuer fails to satisfy the free float requirement described at section 2(c);

(b)        in case of FPO, the issuer fails to raise required capital for the investment project which the FPO is raising funds for; and

(c)        the public offering can be cancelled by an effective court judgement or decision, arbitration decision or decision of a competent authority.

Changes to the plans for use of proceeds

Under Decree 155, the plan for use of proceeds can only be changed when the amount involved is less than 50% of the total proceeds and the change is authorized in advance by the shareholders meeting in accordance with the company's charter. The change must be reported to the SSC and made public within 24 hours from the date of change.

Previously, under Decree 58/2012, there is no cap on the changed amount, no requirement that the authorization by the shareholders meeting must comply with the charter, and the time limit for reporting to the SSC is 10 days from the date of the change.

Less documents in application for public offering

Unlike Decree 58/2012, Decree 155/2020 no longer requires an issuer to include documents relating to a real estate project (e.g., investment registration certificate, land lease decision, and land clearance) or mining project, or infrastructure project (e.g., project approval decision), if the public offer is to raise financing for the real estate project, mining project or infrastructure project.

Decree 155/2020 also does not require the issuer to provide documents to evidence the applicable foreign ownership regarding the issuer.

Underwriter

The underwriter of a public offering can only underwrite the issuance of a number of securities whose value cannot exceed the issuer’s equity capital plus or 15 times of the difference between the current assets and short-term liabilities as recorded in the issuer’s latest quarterly financial statements.

Public offer in multiple tranches

If an issuer issues shares in multiple tranches then each tranche would not last more than 90 days and the period between two tranches must not exceed 12 months.

Escrow bank

Decree 155/2020 requires the escrow bank where the escrow account is opened must not be a related person of the issuer or the offering shareholder, and the escrow account must be different from the checking account of the issuer or the offering shareholder. Decree 58/2012 does not have such specific requirements.

Public offerings by restructured companies

 Decree 155/2020 has specific public offering conditions for issuers being companies which have undergone restructuring including merger, consolidation, split, division, and other form of restructuring. On the other hand, Decree 58/2012 only regulates public offering by issuers who have been merged or consolidated.

Các quy định mới về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020 có một số thay đổi so với các quy định trước đó theo Luật Chứng Khoán 2006 và Nghị Định 58/2012. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Khánh Linh và Nguyễn Quang Vũ.

1.         Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo Nghị Định 155/2020, các hoạt động “chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần” và“ chào bán hợp đồng góp vốn đầu tư ra công chúng” đã không còn được coi là các hình thức chào bán ra công chúng nữa. Các hình thức chào bán ra công chúng theo Luật Chứng Khoán 2019 hiện nay chỉ bao gồm:

(a)        chào bán chứng khoán công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;

(b)        chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua việc thayđổi cơ cấu sở hữu mà không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành; và

(c)        sự kết hợp của các hình thức được mô tả tại mục (a) và (b).

2.         Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng

IPO và FPO

Theo Luật Chứng Khoán 2006, các quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng được áp dụng cho tất cả các đợt chào bán ra công chúng nói chung. Tuy nhiên, đến Luật Chứng Khoán 2019 thì  hoạt động này được chia thành Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty cổ phần; và Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (FPO) của công ty đại chúng. Trong đó, mỗi hình thức chào bán ra công chúng đều phải tuân thủ các điều kiện riêng biệt.

Điều kiện đối với IPO

Bên cạnh những điều kiện khác, việc tiến hành IPO còn phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a)        Mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành tại thời điểm chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên;

(b)        Hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm chào bán;

(c)        Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, thì tỷ lệ tự do chuyển nhượng giảm xuống còn 10%;

(d)       Các cổ đông lớn của tổ chức phát hành phải cam kết nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong thời hạn ít nhất một năm kể từ ngày IPO; và

(e)        Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị điều tra hình sự hoặc đã bị kết án về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Trước đó, Luật Chứng Khoán 2006 chỉ yêu cầu mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành là từ 10 tỷ đồng trở lên, đồng thời hoạt động kinh doanh của năm liền trước đó phải có lãi.

Hoạt động IPO của các công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)

Trước đây, theo Nghị Định 58/2012, chỉ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty TNHH một thành viên mới được phép chuyển đổi thành công ty cổ phần theo hình thức IPO. Tuy nhiên, theo Nghị Định 155/2020, tất cả các Công ty TNHH (hoặc thành viên của Công ty TNHH) đều có thể tiến hành IPO để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Các vấn đề khác

Theo Nghị Định 155/2020,

·           Phương án phát hành cho đợt chào bán ra công chúng đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua, có thể ủy quyền cho Hội Đồng Quản Trị để xác định giá chào bán; và

·           Trường hợp việc chào bán ra công chúng bao gồm cả cổ phiếu do tổ chức phát hành mới phát hành và cổ phiếu thứ cấp của cổ đông tổ chức phát hành, thì phương án phát hành phải bao gồm nguyên tắc ưu tiên phân phối đối với cổ phiếu mới và cổ phiếu thứ cấp.

3.         Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng

Điều kiện đối với FPO

Theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020, bên cạnh những điều kiện khác, hoạt động chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a)        Điều kiện về vốn điều lệ đã góp như đã nêu tại mục 2(a);

(b)        Hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành trong năm liền trước năm đăng ký FPO phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế;

(c)        Tổng mệnh giá của cổ phiếu mới phát hành sẽ không vượt quá mức vốn điều lệ hiện có trừ trường hợp có cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành; và

(d)       Trong trường hợp huy động vốn để tài trợ cho một dự án đầu tư, tổ chức phát hành phải huy động thành công ít nhất 70% số vốn dự kiến.

Giá phát hành thấp hơn mệnh giá

Nếu giá cổ phiếu được đưa ra giao dịch của tổ chức phát hành thấp hơn mệnh giá thì tổ chức phát hành có thể tiến hành FPO với giá thấp hơn mệnh giá cổ phiếu (10.000 đồng). Giá giao dịch của cổ phiếu được tính bằng bình quân giá tham chiếu trong thời gian 60 ngày trước ngày chốt danh sách cổ đông để họp Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua phương án FPO có liên quan. Tổ chức phát hành cũng phải có đủ thặng dư vốn cổ phần tích lũy được ghi trong báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán để bù đắp phần thặng dư vốn cổ phần mà FPO gây ra do chào bán với mức giá thấp hơn mệnh giá của cổ phiếu.

4.         Các vấn đề khác liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng

Chào bán và niêm yết cổ phiếu

Theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020, khi tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đến Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN), thì cũng đồng thời phải nộp hồ sơ niêm yết cho sàn giao dịch có liên quan. Theo Nghị Định 58/2012, tổ chức phát hành có 12 tháng kể từ thời điểm chào bán ra công chúng để niêm yết cổ phiếu đã phát hành.

Hạn chế công khai thông tin

Nghị Định 155/2020 nghiêm cấm tổ chức phát hành, cổ đông của tổ chức phát hành, cá nhân có liên quan hoặc người trong nội bộ của tổ chức phát hành, người có liên quan của người trong nội bộ của tổ chức phát hành công bố thông tin hoặc cam kết với nhà đầu tư về giá cổ phiếu trong tương lai dưới bất kỳ hình thức nào. 

Hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng

Luật Chứng Khoán 2019 quy định thêm ba trường hợp mà một đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể bị hủy bỏ:

(a) Tổ chức phát hành không đáp ứng điều kiện về tự do chuyển nhượng được nêu tại mục 2(c);

(b) Trong trường hợp thực hiện FPO để huy động vốn, tổ chức phát hành không huy động được đủ phần vốn cần thiết để thực hiện dự án đầu tư; và

(c) Việc chào bán ra công chúng có thể bị hủy bỏ bởi một bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của trọng tài hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được

Theo Nghị Định 155, phương án sử dụng vốn, số tiền thu được chỉ được thay đổi khi giá trị thay đổi nhỏ hơn 50% tổng số vốn, số tiền thu được và việc thay đổi này phải được Đại Hội Đồng Cổ Đông cho phép trước theo quy định tại điều lệ công ty. Việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được phải được báo cáo UBCKNN và công khai trong vòng 24 giờ kể từ ngày thay đổi.

Trước đây, Nghị Định 58/2012 không quy định giới hạn đối với số tiền thay đổi, cũng như không yêu cầu việc cho  phép của Đại Hội Đồng Cổ Đông phải phù hợp với điều lệ, ngoài ra, thời hạn báo cáo UBCKNN là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. 

Hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng yêu cầu ít tài liệu hơn

Khác với Nghị Định 58/2012, Nghị Định 155/2020 không còn yêu cầu tổ chức phát hành phải nộp các tài liệu liên quan đến dự án bất động sản (ví dụ: giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định cho thuê đất và giải phóng mặt bằng) hoặc dự án khai thác, dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (ví dụ: quyết định phê duyệt dự án), trong trường hợp việc chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động vốn cho dự án bất động sản, dự án khai thác hoặc dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Nghị Định 155/2020 cũng không yêu cầu tổ chức phát hành cung cấp các tài liệu để chứng minh việc đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của tổ chức phát hành.

Bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ được phép bảo lãnh phát hành một số lượng chứng khoán nhất định với giá trị không vượt quá vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được ghi trong báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.

Chào bán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Trường hợp tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu thành nhiều đợt thì mỗi đợt chào bán không được quá 90 ngày và khoảng cách giữa hai đợt chào bán không quá 12 tháng.

Ngân hàng ký quỹ

Nghị Định 155/2020 yêu cầu ngân hàng ký quỹ nơi tài khoản ký quỹ được mở không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán và tài khoản ký quỹ phải khác với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành hoặc của cổ đông đăng ký chào bán. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 không đặt ra yêu cầu cụ thể như vậy.

Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của các công ty được tái cơ cấu

Nghị Định 155/2020 quy định cụ thể về điều kiện chào bán ra công chúng của tổ chức phát hành là công ty đã trải qua quá trình tái cơ cấu bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức tái cơ cấu khác. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 chỉ điều chỉnh hoạt động chào bán ra công chúng của các tổ chức phát hành trong trường hợp bị sáp nhập, hợp nhất.

 

Please Login or Register for Free now to view all updates and articles

In addition to free-to-view updates and articles, you can also subscribe to the full Legal Centrix Vietnam Service including access to:

  • Overview notes on the law
  • Thousands of high quality translations of legislation covering all key business areas
  • Legal and tax updates
  • Articles on important legal and tax issues
  • Weekly email alerts
  • Sophisticated web platform and search

Legal Centrix is trusted by top law and accounting firms.

Venture North Law Firm

Venture North Law Limited (VNLaw) is a Vietnamese law firm established by Nguyen Quang Vu, a business lawyer with more than 17 years of experience. VNLaw is a boutique professional law firm focusing on corporate, commercial and M&A practices in Vietnam. Our goal is to be an efficient, innovative and client-friendly firm. To achieve that goal, we are designing a working environment and a compensation system which encourage our lawyers to provide more efficient services to clients and to focus on the long term benefit of the firm.

Click here to view the author's profile

Author

Tags

  • Vietnam
  • Capital Markets
  • Legal Updates

Related Content

Recent updates

Cookies On
Our Website
We use cookies on our website. To learn more about cookies, how we use them on our site and how to change your cookie settings please click here to view our cookie policy. By continuing to use this site without changing your settings you consent to our use of cookies in accordance with our cookie policy.