Venture North Law Firm

The Law on amending the Law on Higher Education dated 19 November 2018 provides for various new points compared to the Law on Higher Education dated 18 June 2012 (Higher Education Law 2012). One of important new points is the change in the organizational structure of private universities.

1.         The Law on amending the Law on Higher Education dated 19 November 2018 (Amendment Law 2018) provides for various new points compared to the Law on Higher Education dated 18 June 2012 (Higher Education Law 2012). One of important new points is the change in the organizational structure of private universities. Accordingly, the Amendment Law 2018 requires private universities to have an university council (hội đồng trường) (similar to public universities) instead of a board of directors (hội đồng quản trị) as previously provided in the Higher Education Law 2012.

2.         Thus, whether investors in a private university that has not been restructured under the Amendment Law 2018 (Non-restructured University) can transfer their capital contribution in that university and if so, what procedures must be followed?

Mandatory requirement of restructuring before transferring

3.         Although the Amendment Law 2018 and Decree 99/2019 do not clearly provide, in order for a capital transfer transaction in the Non-restructured University to be lawful, such private university must be restructured to have an university council under the Amendment Law 2018 before conducting the transfer. This is because:

3.1.      One of the rules of capital transfer in a private university under Decree 99/2019 is that “the person who wants to transfer capital shall notify the transfer conditions to the university council”, and then “the university council shall notify the transfer conditions to the remaining contributing members and announce such transfer to the school's employees with the same conditions”. Therefore, without an university council, the transfer of the capital contribution cannot comply with this rule; and

3.2.      Decree 99/2019 provides that for universities that have not set up an university council, the conference of investors or the owner must recognize the university council and the university council chairperson within 6 months from the effective date of Decree 99/2019 (i.e. 6 months from 15 February 2020). This provision requires private universities established before 15 February 2020 which have not had an university council to be restructured according to Decree 99/2019 and they cannot keep the existing organizational structure.

Procedures for transferring contributed capital

4.         According to Decree 99/2019, the transfer of capital contribution by a member in a private university will be specified in the regulations on organization and operation and internal financial regulations of the university, in accordance with the law, and must comply with the following transfer rules:

4.1.      The transferor will notify the transfer conditions to the university council;

4.2.      The university council will notify the transfer conditions to the remaining contributing members and the employees of the university; such notice must be valid for at least 30 days from the date of notice; and

4.3.      The transfer will be conducted in the following order:

(i)         among contributing members of the university in proportion to each member's capital contribution;

(ii)        to the university’s employees if the members refuse the transfer or only purchase part of the capital contribution; and

(iii)       to persons who are not members and employees of the university if the employees of the university refuse the transfer or only purchase part of the capital contribution.

5.         Decree 99/2019 does not require the transferor and transferee to obtain any approval from the State authorities regarding the transfer of capital contribution.

Documents evidencing the ownership of capital contribution after the transfer

6.         Neither the Amendment Law 2018 nor Decree 99/2019 clearly provides that after the transfer of capital contribution, which document will prove the ownership of the capital contribution of the transferee. However, according to the Amendment Law 2018, the regulations on organization and operation of private university must provide for the selection and application of laws related to limited liability company (LLC) or social fund to resolve problems in higher education institutions which the law on higher education has not provided.

7.         If a private university chooses to apply the laws related to multiple member limited liability company, according to Article 47.5 of the Law on Enterprise 2020, after a member contributes capital in full, such member will be issued a capital contribution certificate by the private university. In addition, the private university must also establish a member register recording the contributing members of the university. As such, in this case, the documents evidencing the transferee's ownership of the capital contribution in a private university will include (i) the member register updated to record the transferee as a new contributing member, and (ii) a capital contribution certificate issued by the private university to the transferee.

This post is written by Le Vo Thuy Tien and edited by Hoang Thi Thanh Thuy.

1.         Luật Giáo dục đại học sửa đổi ngày 19 tháng 11 năm 2018 (Luật GDĐH Sửa Đổi 2018) quy định rất nhiều điểm mới so với Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 (Luật GDĐH 2012). Một trong những điểm mới quan trọng là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức hoạt động của các trường đại học tư thục. Theo đó, Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 yêu cầu các trường đại học tư thục sẽ phải có hội đồng trường (tương tự như các trường đại học công lập) thay vì hội đồng quản trị như quy định trước đây của Luật GDĐH 2012.

2.         Như vậy, các nhà đầu tư trong một trường đại học tư thục mà chưa được chuyển đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 (Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi) [thì có được chuyển nhượng vốn góp của mình hay không và phải tuân theo thủ tục như thế nào.

Yêu cầu bắt buộc chuyển đổi cơ cấu tổ chức trước khi tiến hành chuyển nhượng

3.         Mặc dù Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 và Nghị Định 99/2019 không quy định rõ, để một giao dịch chuyển nhượng vốn góp trong Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi được hợp pháp thì Trường ĐH Chưa Chuyển Đổi đó trước hết cần phải được chuyển đổi cơ cấu tổ chức để có hội đồng trường theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 trước khi tiến hành chuyển nhượng. Điều này là bởi vì:

a)         Một trong các nguyên tắc chuyển nhượng vốn trong trường đại học tư thục được quy định tại Nghị Định 99/2019 là “người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo các điều kiện chuyển nhượng với hội đồng trường”, sau đó “hội đồng trường sẽ thông báo các điều kiện chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với người lao động của nhà trường với cùng điều kiện”. Như vậy, nếu không có hội đồng trường, việc chuyển nhượng vốn góp sẽ không thể tuân thủ được nguyên tắc này; và

b)         Nghị Định 99/2019 quy định đối với các trường đại học chưa có hội đồng trường thì hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phải quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Nghị Định 99/2019 có hiệu lực thi hành (tức là 6 tháng kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020). Quy định này bắt buộc các trường đại học tư thục được thành lập trước ngày 15 tháng 02 năm 2020 mà chưa có hội đồng trường phải chuyển đổi cơ cấu tổ chức hoạt động theo Nghị Định 99/2019 và không được giữ cơ cấu tổ chức như cũ.

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp

4.         Theo Nghị Định 99/2019, việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên góp vốn trong trường đại học tư thục sẽ được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với các quy định của pháp luật, và phải tuân thủ các nguyên tắc chuyển nhượng sau đây:

a)         Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo các điều kiện chuyển nhượng với hội đồng trường;

b)         Hội đồng trường thông báo các điều kiện chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với người lao động của nhà trường với cùng điều kiện; thông báo phải có giá trị ít nhất 30 ngày, từ ngày thông báo; và

c)         Việc chuyển nhượng được thực hiện theo thứ tự sau:

(a)        giữa các thành viên góp vốn của cơ sở giáo dục đại học theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên;

(b)        cho người lao động trong nhà trường nếu các thành viên góp vốn không nhận chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng không hết; và

(c)        cho người không phải là thành viên góp vốn và người lao động trong cơ sở giáo dục đại học nếu người lao động của cơ sở giáo dục đại học không nhận chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng không hết.

5.         Nghị Định 99/2019 không yêu cầu các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng phải xin bất kỳ chấp thuận nào từ cơ quan nhà nước liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp.

Tài liệu chứng minh quyền sở hữu vốn góp sau khi nhận chuyển nhượng

6.         Cả Luật GDĐH Sửa Đổi 2018 và Nghị Định 99/2019 đều không quy định rõ sau khi chuyển nhượng vốn góp thì giấy tờ chứng minh quyền sở hữu vốn góp của bên nhận chuyển nhượng sẽ là gì. Tuy nhiên, theo Luật GDĐH Sửa Đổi 2018, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục phải quy định cụ thể về việc lựa chọn áp dụng quy định của pháp luật liên quan về công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc quỹ xã hội để giải quyết những vấn đề trong cơ sở giáo dục đại học mà luật giáo dục đại học chưa quy định.

7.         Nếu trường đại học tư thục lựa chọn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến công ty TNHH hai thành viên thì theo Điều 47.5 Luật Doanh Nghiệp 2020, sau khi thành viên góp đủ vốn, thành viên góp vốn sẽ được trường đại học tư thục cấp giấy chứng nhận vốn góp. Ngoài ra, trường đại học tư thục cũng phải lập sổ đăng ký thành viên ghi nhận các thành viên góp vốn của công ty. Như vậy, trong trường hợp này, tài liệu chứng minh quyền sở hữu vốn góp của bên nhận chuyển nhượng vốn góp trong trường đại học tư thục sẽ bao gồm (a) sổ đăng ký thành viên được cập nhật ghi nhận bên nhận chuyển nhượng là thành viên góp vốn mới, và (b) giấy chứng nhận vốn góp do trường đại học tư thục cấp cho bên nhận chuyển nhượng.

Bài viết được thực hiện bởi Lê Võ Thủy Tiên và chỉnh sửa bởi Hoàng Thị Thanh Thùy.

Please Login or Register for Free now to view all updates and articles

In addition to free-to-view updates and articles, you can also subscribe to the full Legal Centrix Vietnam Service including access to:

  • Overview notes on the law
  • Thousands of high quality translations of legislation covering all key business areas
  • Legal and tax updates
  • Articles on important legal and tax issues
  • Weekly email alerts
  • Sophisticated web platform and search

Legal Centrix is trusted by top law and accounting firms.

Venture North Law Firm

Venture North Law Limited (VNLaw) is a Vietnamese law firm established by Nguyen Quang Vu, a business lawyer with more than 17 years of experience. VNLaw is a boutique professional law firm focusing on corporate, commercial and M&A practices in Vietnam. Our goal is to be an efficient, innovative and client-friendly firm. To achieve that goal, we are designing a working environment and a compensation system which encourage our lawyers to provide more efficient services to clients and to focus on the long term benefit of the firm.

Click here to view the author's profile

Author

Tags

  • Vietnam
  • NGOs
  • General
  • Foreign Investment Specific
  • Foreign Commercial Enterprises
  • Education & Training
  • Legal Updates

Related Content

Recent updates

Cookies On
Our Website
We use cookies on our website. To learn more about cookies, how we use them on our site and how to change your cookie settings please click here to view our cookie policy. By continuing to use this site without changing your settings you consent to our use of cookies in accordance with our cookie policy.