Quốc Hội đã thông qua một số nội dung sửa đổi mới đối với Luật Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật 2015 vào ngày 18 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 (LBHVBQPPL 2020). Dưới đây là tóm tắt về những sửa đổi đã được thông qua:
· Hai loại văn bản mới được công nhận là “luật” tại Việt Nam. Đó là (1) Nghị Quyết Liên Tịch của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính Phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; (2) Thông Tư Liên Tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
· Sửa đổi mới quy định rõ ràng việc cấm ban hành Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. LBHVBQPPL 2015 không coi thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến một thực tế là mặc dù có nhiều tranh cãi xoay quang tính hợp pháp của thông tư liên tịch, vẫn có rất nhiều văn bản mang tính liên kết vẫn được các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
· Để giải quyết trường hợp xung đột giữa luật mới và luật hiện hành, sửa đổi mới quy định luật mới phải liệt kê những quy định cụ thể của luật hiện hành trái với quy định mới nhưng vẫn cần được áp dụng. Như vậy, quy định mới này yêu cầu cơ quan soạn thảo phải xác định luật nào sẽ được áp dụng khi nhiều quy phạm pháp luật áp dụng cho cùng một vấn đề.
· Sửa đổi mới hạn chế trường hợp một luật mới có thể sửa đổi, bổ sung nhiều luật hiện hành, bao gồm (1) khi cần thiết phải thi hành điều ước quốc tế, (2) các luật hiện hành được sửa đổi có liên quan chặt chẽ với nhau và việc sửa đổi là cần thiết để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản, và (3) để thực hiện kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính được phê duyệt. Quy định sửa đổi này là cần thiết vì trong thực tế, có nhiều thông tư có tên gọi không thể hiện mục đích sửa đổi nhưng lại chứa đựng những quy định sửa đổi những thông tư khác, điều này tạo ra rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu.
· Sửa đổi mới cho phép cơ quan ban hành pháp luật có thể sửa đổi luật mà cơ quan đó cho rằng trái pháp luật, không nhất quán, đã hết hiệu lực và không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại.
· Sửa đổi mới cho phép việc ngừng hiệu lực của một văn bản để bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thay vì để giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Tuy nhiên, sửa đổi mới không quy định rõ ai và phương thức xác định một văn bản pháp luật có ảnh hưởng bất lợi đối với lợi ích của Nhà Nước (cũng chính là cơ quan ban hành văn bản đó) hoặc đối với tổ chức và cá nhân khác. Sửa đổi mới không quy định thời hạn của quá trình ngưng hiệu lực.
· Sửa đổi mới vẫn chưa có quy định về hiệu lực của văn bản pháp luật chưa được đăng Công báo. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, văn bản pháp luật chưa được đăng Công báo thì chưa có hiệu lực.
· Sửa đổi mới yêu cầu bất cứ sửa đổi nào đối với thủ tục hành chính được ban hành trước ngày 1 tháng 7 năm 2016 không được quy định thêm bất kỳ thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ bổ sung, yêu cầu, điều kiện, hoặc tăng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.
Bài viết được thực hiện bởi Lương Thi Thu Uyên và biên tập bởi Nguyễn Quang Vũ.