Các chế tài có thể áp dụng
Người sử dụng lao động có thể cân nhắc:
· chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vi phạm bằng hình thức sa thải; và
· yêu cầu người lao động vi phạm phải đền bù thiệt hại.
Sa thải
Theo quy định của Bộ Luật Lao Động 2012, người sử dụng lao động đươc phép áp dụng hình thức sa thải như là một hình thức xử lý kỉ luật lao động trong trường hợp người lao động có hành vi (a) gây thiêt hại nghiêm trọng, hoặc (b) đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
Người lao động vi phạm các quy định của Chính Phủ về “Bệnh Covid-19” như khai báo y tế bắt buộc không chính xác hoặc trốn tránh các yêu cầu về cách ly hiện hành và sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 (người lao động vi phạm) có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể cho người sử dụng lao động. Cụ thể,
· người sử dụng lao động có thể phải tạm ngừng hoạt động do các yêu cầu về cách ly của Chính Phủ;
· người sử dụng lao động phải vệ sinh, khử khuẩn môi trường làm việc để tránh việc lây lan dịch bệnh; và
· trong trường hợp người lao động bắt buộc phải tiếp tục trả lương cho nhân viên trong suốt giai đoạn phải tạm ngừng hoạt động.
Vì vậy, có thể cho rằng người sử dụng lao động được sa thải người lao động vi phạm với căn cứ làviệc vi phạm các quy định về Bệnh Covid-19 có thể đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vi phạm với căn cứ nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
· người sử dụng lao động có nội quy lao động trong đó phản ánh các quy định của Bộ Luật Lao Động 2012;
· người sử dụng lao động có bằng chứng chứng minh vi phạm của người lao động;
· người sử dụng lao động đã tuân thủ các quy định về thủ tục theo luật định trong việc xử lý vi phạm của người lao động;
· quy trình xử lý kỉ luật lao động vẫn nằm trong thời hạn 12 tháng theo luật định kể từ ngày có hành vi vi phạm; và
· người lao động không thuộc các trường hợp người sử dụng lao động không được phép áp dụng hình thức xử lý kỉ luật lao động.
Thiệt hại
Về việc bồi thường thiệt hại, theo Điều 130 Bộ Luật Lao Động 2012, người lao động làm hư hỏng dụng cụ và/hoặc thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Do người lao động đã vi phạm “các quy định về Covid-19”, có lẽ người lao động vi phạm sẽ khó có thể chối bỏ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình trên cơ sở thiệt hại đó là do dịch bệnh gây ra.
Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Bích Ngọc và do Nguyễn Quang Vũ biên tập.